Nhiều phụ huynh (PH) cho biết dù bậc tiểu học học 2 buổi/ngày có cấm dạy thêm,ônlýdođểhọcthêbóng đá trực tiếp hôm nay học thêm nhưng người học có nhu cầu thì vẫn học.
NHÀ NHÀ HỌC THÊM, NGƯỜI NGƯỜI HỌC THÊM
"Cô giáo này bé học từ hồi mẫu giáo, giờ bé vào lớp 1 thì tôi gửi cô trông giúp ngoài giờ là chính, bên cạnh đó cô còn giúp rèn chữ, viết chính tả", chị Hà nói. Đó là lớp học 3 buổi/tuần, giá 500.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chị Hà còn đăng ký một lớp học thêm khác ở Q.1 cho con, thiên nhiều hơn về học toán, 3 buổi/tuần, giá 700.000 đồng/tháng. Chị giải thích: "Tôi đi làm cả ngày, tối về lại dạy con rất mệt, mà dạy không đúng phương pháp thì con khóc, mẹ ức chế. Nên thà cho con đi học thêm, vừa ôn được bài, thời gian đó mình làm thêm giờ, có thêm thu nhập để bù lại, đóng tiền học cho con. Sắp tới tôi cũng đăng ký cho con học thêm Anh văn, không biết ngoại ngữ cũng không được".
Những PH như chị Hà là không ít. Con học chính rồi học thêm, cha mẹ xoay xở đi làm và đưa đón con đi học thêm, giờ đây là câu chuyện thường ngày của các gia đình có con ở độ tuổi đến trường.
Mỗi tối, trung tâm dạy thêm ngoài giờ nằm trên đường Triệu Quang Phục, P.11, Q.5, TP.HCM đông nghịt PH đưa con đến học thêm và chờ rước con về. Kết thúc mỗi ca học, học sinh (HS) đủ lứa tuổi, nhiều em còn mặc nguyên đồng phục với chiếc cặp lớn sau lưng, gương mặt mệt mỏi, đứng đợi cha mẹ tới rước.
Tối 22.11, gần 20 giờ, khi PV Thanh Niêncó mặt trước trung tâm này, hàng dài xe máy của các PH đã đậu sẵn, chờ con bước ra.
Chiều qua 23.11, PV Thanh Niênghi nhận không khí tấp nập tại nhiều trung tâm học thêm tại Q.1, Q.Tân Bình, vào các giờ HS tan học và chuẩn bị vào ca học mới.
Tại một trung tâm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.5, Q.Tân Bình, thời điểm 16 giờ 30 có khoảng 70 - 80 HS mặc đồng phục các trường trung học vừa tan một ca học. Hay tại một con hẻm trên đường Trần Đình Xu, Q.1, lúc 17 giờ hôm qua, vừa hết cơn mưa lớn, các phụ huynh liên tục chở con đến các lớp bồi dưỡng kiến thức trong hẻm này, sau khi các em vừa kết thúc giờ học chính khóa tại trường…
MỖI THÁNG HẾT 2/3 THÁNG LƯƠNG CHO CON HỌC THÊM
Nhiều PH cho biết mỗi tháng chi phí học thêm cho các con chiếm một nửa, hoặc có khi 2/3 tháng lương của mình.
Chị T.V, trú H.Nhà Bè, TP.HCM, có con đang học lớp 5 và lớp 8 ở Q.3, cho biết chưa kể học phí và các khoản phí cần đóng trên trường của 2 con, chưa kể tiền học thêm bóng rổ, đàn vào mỗi cuối tuần, mỗi tháng chị phải chi gần 9 triệu đồng cho các khoản học thêm các môn văn hóa này cho 2 con, số tiền này hết 2/3 thu nhập trong tháng của chị.
"Gia đình tôi cho các con đi học thêm nhằm giúp các con nắm vững các môn chính, quan trọng là toán, ngữ văn, tiếng Anh, 3 môn này cũng quyết định kết quả kỳ thi vào lớp 10 ở trường công lập TP.HCM, cửa ải quan trọng số một hiện nay đối với các cháu. Một lý do nữa là công việc của tôi rất bận, chương trình mới có quá nhiều thay đổi so với thời ba mẹ học, nên để giáo viên kèm thêm sẽ chính xác hơn, giảm áp lực cho cả mẹ và các con", chị T.V nói.
Chị Ng.H, PH có con học lớp 6 và lớp 8 một trường THCS tại Q.1, cho biết từ nhiều năm nay, các con của chị đều học thêm toán, tiếng Anh ở trung tâm. Bé lớp 8 năm nay có học thêm vật lý, hóa học. Chi phí học thêm các môn của 2 con mỗi tháng xấp xỉ gần 10 triệu đồng.
Ở góc độ HS, em Đức, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, cho biết trong tuần, em có các lịch học thêm buổi tối ôn thi môn toán, đánh giá năng lực và luyện thi IELTS. Em chọn học tại các trung tâm - nơi được nhiều thế hệ HS đánh giá chất lượng dạy và học tốt sẽ đăng ký để học. Học thêm, theo Đức để không áp lực thì sẽ cần chọn lọc và học theo nhu cầu, sắp xếp lịch phù hợp để có thời gian nghỉ ngơi, hệ thống lại kiến thức đã học.
CHƯƠNG TRÌNH, THI CỬ QUÁ NẶNG NỀ
Một giáo viên (GV) dạy toán của Trường Marie Curie (Hà Nội) chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng của việc học thêm (do đó sẽ có dạy thêm) là chương trình phổ thông vẫn còn quá nặng.
Gia đình tôi cho các con đi học thêm nhằm giúp các con nắm vững các môn chính, quan trọng là toán, ngữ văn, tiếng Anh, 3 môn này cũng quyết định kết quả kỳ thi vào lớp 10 ở trường công lập TP.HCM, cửa ải quan trọng số một hiện nay đối với các cháu.
Chị T.V, trú H.Nhà Bè, TP.HCMTrường Marie Curie phải tăng gấp đôi số tiết toán (từ 3 tiết/tuần lên 6 tiết/tuần) để GV có thời gian dạy tương đối kỹ càng cho HS. Nếu để theo phân bố thời gian của Bộ GD-ĐT là 3 tiết/tuần thì GV chỉ có thể kêu lên: "Ối giời ơi, làm sao dạy được!".
Trong khi đó, phần lớn các trường trung học công lập hiện nay mới chỉ có thể dạy học 1 buổi/ngày, nhiều trường có thể dạy học 2 buổi cũng dành buổi thứ 2 để tổ chức dạy thêm trong trường; còn lại GV dạy thêm ngoài nhà trường hoặc HS phải tự tìm lớp để học thêm ở bên ngoài chứ không thể yên tâm khi chỉ học 1 buổi ở trường với lượng kiến thức lớn, số môn học nhiều như vậy.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Nga (Hải Dương), Bộ GD-ĐT phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như thiết kế chương trình học giảm tải để GV có thể giải quyết hết được tất cả các kiến thức cần thiết cho HS ở trên lớp. Cần tránh "bệnh thành tích" trong giáo dục.
Còn theo ông Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), muốn giải quyết dứt điểm tình trạng học thêm, dạy thêm, cần phải "xử lý tận gốc", trong đó cần phải thiết kế chương trình phù hợp với năng lực, nhận thức của HS. Khi chương trình giảm tải, áp lực thi cử không còn nặng nề, HS chỉ cần học kiến thức trên trường là đủ.
"Sau khi có chuẩn chương trình, nếu HS cảm thấy vẫn thiếu hụt kiến thức, cần bổ túc thêm, chính GV trực tiếp giảng dạy sẽ là người bồi dưỡng và không được phép thu tiền. Còn với những HS giỏi, các em có thể được bồi dưỡng thêm để đáp ứng nhu cầu và phát huy năng lực của bản thân", ông Khuyến đề xuất.
Thạc sĩ Võ Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Ngọc Viễn Đông, Q.12, TP.HCM, nêu quan điểm: "Tạm quên chuyện nên hay không nên, cấm hay không cấm dạy thêm, học thêm đi. Vấn đề là làm thế nào để cấm mà vẫn thỏa mãn được xã hội, cả thầy cô và HS, cha mẹ HS và không cấm mà triệt tiêu được tiêu cực? Đó là cởi trói cho giáo dục, cởi trói cho HS. Đó là cải cách thi cử, thay đổi quan điểm về bằng cấp, thay đổi quan điểm về "sự tiến bộ" của lớp trẻ. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các kỳ thi đánh giá năng lực đã đặt được một nền tảng sơ khởi, cần tiến thêm vài bước nữa để giải quyết được vấn đề gốc rễ". (còn tiếp)